Đường Về Nhà

Đường Về Nhà

Turn Off Light
Auto Next
More
Add To Playlist Xem sau
Report

Report


Đánh giá

0 %

Điểm người dùng

0 đánh giá
Đánh giá

Giới thiệu:

Với đề tài tình yêu quen thuộc, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã thổi vào truyện phim một luồng sinh khí mới làm cho tình yêu ấy dẫu trắc trở đợi chờ thành viên mãn .Sinh lão bệnh tử, tan – hợp, theo đúng vòng tuần hoàn của tạo hóa là lẽ thường tình nhưng đằng sau những triết lý nhân sinh mang tính thời đại. Mạch phim xuyên suốt là bối cảnh không gian nơi một vùng nghèo hẻo lánh của Trung Quốc những năm vừa cách mạng văn hóa, thời gian 4 mùa, nhưng điểm nhấn giữa những tản cây thảm rừng màu vàng đỏ ấy là mùa đông với sắc trắng của tuyết tinh khôi như chính tấm lòng trung trinh của người con gái mới lớn tên Di.

Với bối cảnh không gian và thời gian ấy, đạo diễn họ Trương đã rất thành công khi đan xen giữa cách kể chuyện của người xưng tôi – người con trai Vũ Thăng, vào mạch phim đi từ hiện tại rồi trở về quá khứ, rồi từ quá khứ ấy tiếp diễn câu chuyện ở hiện tại, hướng đến tương lai, rồi lại quay về với thực tại của sau hơn 40 năm ngay ngày ” trở về nhà”. Đó là sự trở về của Di, với quá khứ tươi đẹp của một thời con gái, đó là sự trở về nhà của thầy La trên chính con đường ông đến ngôi trường này dạy học và gặp được người sẽ đi chung suốt cuộc đời trên con đường này, đó là sự trở về của Vũ Thăng để nối tiếp và hoàn thành ước nguyện của cha mẹ âu đó cũng là nét đẹp trong tính cách của người con hiếu đạo.

Nếu trắng đen là hai hình ảnh chủ đạo gợi lên câu chuyện của phim thì sẽ thiếu sót nếu như ta không nói đến âm thanh từ những khúc hát tâm tình đồng quê xuyên suốt mạch phim cùng lời thoại ít nhưng vô cùng đắt giá. Với tôi, những cử chỉ hành động của người con gái tên Di trước và sau khi thầy La đi và trở lại, đó là hành động bộc phát nhưng logic, thể hiện tiếng nói tiếng lòng của người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ Trung Quốc sau cách mạng văn hóa. Có lẽ, sự thành công của phim không chỉ dừng lại ở đó hay là diễn biến tâm lý nhân vật Di mà còn là những chi tiết tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn. Đơn cử như chi tiết cái bát mà Di làm để đựng thức ăn cho thầy La bị vở. Nếu để ý, ta dễ dàng thấy được dụng tâm của đạo diễn là sự trắc trở, đợi chờ, xa cách của đôi trẻ. Và rồi, chi tiết người thợ quang gánh đến như một điểm sáng là cho tình yêu ấy của đôi trẻ gần hơn bao giờ hết. Chiếc bát được vá lại theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Rất hay !

Và sẽ thiếu sót nếu ta không nói thêm chi tiết gần cuối phim gây xúc động mạnh. Đó là chi tiết người con đứng trên lớp học của thôn nơi mà ngày xưa cha mình đứng lớp. Bất giác, trong tâm trí của người mẹ khi ấy không phải là của tuổi bóng xế tuổi già mà là niềm tin và tin yêu của bà đối với thầy vẫn một lòng như thuở ban sơ. Với bà Di, khi nghe âm thanh dạy học của con mình cũng là sự đồng bộ về tâm tưởng từ âm thanh quen thuộc của chính người chồng, người thầy năm xưa mà bà đã gặp. Sự đồng bộ ấy thôi thúc bước chân bà chạy vội thật nhanh đến lớp để nghe con mình dạy học đúng như ý nguyện chưa thành của thầy La và cũng là tâm nguyện cuối cùng của bà. Và có lẽ, trong tôi sẽ luôn nghĩ mãi về chiếc kẹp đỏ nhỏ xinh xắn – kỷ vật tình yêu mà thầy La tặng bà cùng chiếc áo đỏ mà bà mặc tại nhà đứng ngay cửa chờ thầy La sẽ mãi là những hình ảnh đẹp nhất phim.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *