Đèn Lồng Đỏ Treo Cao

Đèn Lồng Đỏ Treo Cao

Turn Off Light
Auto Next
More
Add To Playlist Xem sau
Report

Report


Đánh giá

0 %

Điểm người dùng

0 đánh giá
Đánh giá

Giới thiệu:

Nếu ví Trương Nghệ Mưu là một họa sĩ thì ông quả là một bậc thầy mỹ thuật. Khác với với nhiều họa sĩ ta biết, ông không cần dùng quá nhiều màu sắc sặc sỡ để hoàn thành “bức tranh” điện ảnh của mình. Có thể thấy trong “Ảnh”(2018), dù chọn hai màu tương phản đen – trắng làm màu chủ đạo nhưng bộ phim đã để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi người xem. Hoài niệm một chút, trở về với nền điện ảnh Trung Quốc những năm 90 của thế kỉ trước, ta nhớ đến “Đèn lồng đỏ treo cao”, chỉ với một cây bút màu đỏ, bức tranh về xã hội Trung Quốc xưa được ông khắc họa vô cùng sinh động và chân thực.

Trong quan niệm dân gian của nhiều nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, màu đỏ tựa như ngọn lửa hồng trường tồn vĩnh cửu, biểu tượng cho sự hạnh phúc, thành công và may mắn. Ta thường thấy sự hiện hữu của sắc đỏ qua các chữ Phúc, câu đối treo ngày Tết, hay trên lá cờ Tổ quốc thiêng liêng,…, không thể quên nhắc đến sự hiện diện của nó trên mỗi chiếc đèn lồng.

Trương Nghệ Mưu thật táo bạo khi đi ngược với quan niệm truyền đời ấy, màu đỏ từ những chiếc đèn lồng được thắp sáng trong “Đèn lồng đỏ treo cao” chẳng những không đem lại cho người ta sự may mắn, sự hạnh phúc, mà lại đem đến toàn những đắng cay, cô đơn, tủi hờn, thậm chí sự ganh ghét, đố kị, thù hận. Màu đỏ ấy khiến các phu nhân tranh giành lẫn nhau, thậm chí cả kẻ ở đợ cũng thèm muốn, họ trở nên máu lạnh chỉ vì thứ ánh sáng màu đỏ kia. Để rồi bao trùm lên sắc đỏ tưởng như ấm áp ấy là tấm vải màu đen u ám, tối tăm – gợi ra trước mắt khán giả sự chết chóc, bi thương, làm ta sợ đến sởn gai ốc, khi Tứ phu nhân – Tụng Liên dám lừa dối cả Trần gia.

Phải chăng ánh sáng của đèn lồng cũng mang bóng dáng của người phụ nữ trong xã hội xưa. Nó chỉ lóe sáng một đêm rồi sáng mai lại tắt lịm, chẳng khác nào những bà vợ của Trần lão gia. Ánh sáng ấy gợi cho mình nhớ đến câu nói của nhân vật Mai San trong phim: “你是读书的,我是唱戏的。我们这种都是一回事”, dù là người có học thức hay kẻ sướng ca vô loài thì đều mang thân phận đàn bà, đều ganh đua nhau chỉ để được trở thành thứ đồ chơi nhằm thỏa mãn sự lạc thú của đàn ông trong một đêm, rồi sáng mai lại khoác lên mình “tấm áo choàng” phu nhân đầy thanh cao.

Đến cuối cùng, cái vòng luẩn quẩn thắp đèn – tắt đèn vẫn cứ tiếp diễn hàng ngày, hàng năm, hàng thế hệ khiến thân phận những người phụ nữ làm dâu họ Trần vẫn cứ “ba chìm bảy nổi”. Hình như bức tranh Trần phủ này chỉ có nét đầu chứ không có nét cuối, hay nói Trương Nghệ Mưu nợ các vị phu nhân một cái kết?

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *